Đôi khi chúng ta tự hỏi tại sao phải nên làm việc theo ISO.
ISO mang lại hiệu quả như thế nào mà tại sao ta áp dụng lâu rồi mà hiệu quả mang lại chẳng được bao nhiêu? Đôi khi còn thấy công việc trở nên rườm rà, nặng nề và phức tạp hơn?
Sau đây là một câu chuyện để minh họa cho câu trả lời:
Trong một cuộc thi đua xe đạp đồng đội, có 2 đội tham gia, mỗi đội có 3 người hỗ trợ nhau trên đường chạy. Biết rằng mỗi người tham gia đều có tốc độ chạy nhanh như nhau.
Trường hợp 1:
Đội 1: Vận động viên A chạy với vận tốc 40 km/h, tốc độ chạy khá nhanh, bổng nhiên anh ta vấp phải 1 ổ gà phía trước, và ngã lăn ra. Sau khi lồm cồm bò dậy anh lại tiếp tục chạy nhưng lúc này do chấn thương sau khi vấp ngã anh chỉ còn chạy được có 20km/h, và các đồng đội B,C sau khi gặp ổ gà cũng gặp phải trường hợp tương tự anh A. Và cuối cùng không phải là đội về đích đầu tiên.
Đội 2: Anh D ban đầu cũng chạy với tốc độ 40 km/h, tuy nhiên sau đó anh ta chở thêm 1 ông lão xin quá giang giữa đường tên là "ISO", do phải chở nặng, nên tốc độ chạy châm hơn, chỉ còn 30km/h. Ban đầu anh cũng cảm thấy khó chịu vì điều này làm chậm đi tốc độ của anh. Khi lần đầu tiên gặp ổ gà, anh D cũng vấp ngã, và sau khi đứng dậy anh được ông lão ISO chỉ bảo hãy làm biển báo phía trước để các đồng đội của con biết mà tránh. Quả thực sau khi làm theo các đồng đội của anh D không phải vấp ngã giống anh vì đã có cảnh báo phía trước. Và cuối cùng đội anh về đích trước tiên do các đồng đội vẫn giữ tốc độ chạy 40 km/h trên suốt đường đua.
Vậy tại sao đã áp dụng lâu nhưng chưa thấy hiệu quả nhiều?
Việc áp dung ISO dựa trên chu trình PDCA, thông thường chúng ta thực hiện tốt P-D-C nhưng A lại lơ là, thực hiện không quyết tâm dẫn đến vòng lặp bị dang dở. Một vòng tròn đã khuyết thì khó mà lăn xa và lăn lên cao được.
Một ví von thú vị!
Trả lờiXóa