Chào mừng bạn đến với Blog Chất Lượng!!!
Đường Đời Thênh Thang

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

NHẬN THỨC ISO (II)

Đôi khi chúng ta tự hỏi tại sao phải nên làm việc theo ISO.
ISO mang lại hiệu quả như thế nào mà tại sao ta áp dụng lâu rồi mà hiệu quả mang lại chẳng được bao nhiêu? Đôi khi còn thấy công việc trở nên rườm rà, nặng nề và phức tạp hơn?

Sau đây là một câu chuyện để minh họa cho câu trả lời:
Trong một cuộc thi đua xe đạp đồng đội, có 2 đội tham gia, mỗi đội có 3 người hỗ trợ nhau trên đường chạy. Biết rằng mỗi người tham gia đều có tốc độ chạy nhanh như nhau.
Trường hợp 1:
Đội 1: Vận động viên A chạy với vận tốc 40 km/h, tốc độ chạy khá nhanh, bổng nhiên anh ta vấp phải 1 ổ gà phía trước, và ngã lăn ra. Sau khi lồm cồm bò dậy anh lại tiếp tục chạy nhưng lúc này do chấn thương sau khi vấp ngã anh chỉ còn chạy được có 20km/h, và các đồng đội B,C sau khi gặp ổ gà cũng gặp phải trường hợp tương tự anh A. Và cuối cùng không phải là đội về đích đầu tiên.
Đội 2: Anh D ban đầu cũng chạy với tốc độ 40 km/h, tuy nhiên sau đó anh ta chở thêm 1 ông lão xin quá giang giữa đường tên là "ISO", do phải chở nặng, nên tốc độ chạy châm hơn, chỉ còn 30km/h. Ban đầu anh cũng cảm thấy khó chịu vì điều này làm chậm đi tốc độ của anh. Khi  lần đầu tiên gặp ổ gà, anh D cũng vấp ngã, và sau khi đứng dậy anh được ông lão ISO chỉ bảo hãy làm biển báo phía trước để các đồng đội của con biết mà tránh. Quả thực sau khi làm theo các đồng đội của anh D không phải vấp ngã giống anh vì đã có cảnh báo phía trước. Và cuối cùng đội anh về đích trước tiên do các đồng đội vẫn giữ tốc độ chạy 40 km/h trên suốt đường đua.

Vậy tại sao đã áp dụng lâu nhưng chưa thấy hiệu quả nhiều?
Việc áp dung ISO dựa trên chu trình PDCA, thông thường chúng ta thực hiện tốt P-D-C nhưng A lại lơ là, thực hiện không quyết tâm dẫn đến vòng lặp bị dang dở. Một vòng tròn đã khuyết thì khó mà lăn xa và lăn lên cao được.

SÁU BÀI HỌC XƯƠNG MÁU

Một chút hài hước sẽ khiến cho cuộc sống thêm nhiều sắc màu, công việc thêm sáng tạo. Và buồn phiền sẽ trôi qua! Cùng chia sẽ một số mẫu chuyện vui sưu tầm.

BÀI HỌC 1:
Ông chồng đi tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, đúng lúc chuông cửa reo. Vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở thì ra là ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì Bob bảo:
- Tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra .
Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob. Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô c...ho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà.
Vào đến phòng tắm, chồng hỏi: Ai đấy em?
- Vợ: ông Bob hàng xóm.
- Chồng: Tốt. thế hắn có nói gì đến số tiền
800 đô hắn nợ anh không?

--> Bài học xương máu: Nếu anh trao đổi thông tin tín dụng với cổ đông của mình kịp thời thì anh đã có thể ngăn được sự “phơi bày”.

BÀI HỌC 2:
1 nhân viên bán hàng, 1 thư ký hành chính và 1 Sếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau, họ bắt được 1 cây đèn dầu cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo: “ta cho các con mỗi đứa 1 điều ước”.
-Tôi trước! tôi trước! – thư ký hành chính nhanh nhảu nói: tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời. Puff. Cô thư ký biến mất.
Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm. Puff. anh nhân viên bán hàng biến mất. Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý.
Ông quản lý nói: tôi muốn 2 đứa đấy có mặt ở Văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.

--> Bài học xương máu: luôn luôn để Sếp phát biểu trước.

BÀI HỌC 3:
Một tu-sĩ nam ngỏ ý mời tu-sĩ nữ đi chung xe. Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ. Nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ. Một lần nữa nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam thẹn quá: “xin lỗi nữ, tôi trần tục quá”. Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi. Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: "Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn nữa, con sẽ tìm thấy hào quang."

--> Bài học xương máu: Nếu anh không nắm rõ thông tin trong công việc của mình anh sẽ bỏ lỡ 1 cơ hội lớn.

BÀI HỌC 4:
Một con gà tây trò chuyện với một con bò. “Tớ muốn mình có thể trèo tới trên ngọn cây kia,” nó thở dài than, “nhưng tớ chẳng đủ sức.” “Sao cậu không nhấm nháp chút đồ phế thải của tớ?” Con bò đáp, “Bổ lắm đó.” Con gà tây đớp vào đống phân bò và thực sự có được sức mạnh để trèo được lên một cành cây thấp nhất.Ngày hôm sau, sau khi đớp thêm một mớ phân bò nữa, con gà tây leo lên được cành thứ hai. Cuối cùng, sau bốn hôm đớp phân bò như thế, con gà tây hãnh diện trèo được lên đậu trên ngọn cây.Tức thì nó bị một nông dân trông thấy, và ông ta bắn nó rơi khỏi ngọn cây.

--> Bài học xương máu: Xạo sự,dối trá có thể đưa anh lên đỉnh cao,nhưng không giúp anh bám trụ được lâu dài.

BÀI HỌC 5:
Con chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét.Trới lạnh quá con chim bị đông cứng lại và rơi xuống một cánh đồng lớn.Trong lúc nó nắm đấy một con bò đi qua ị vào người nó.Con chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng người nó đang ấm dần.Đống phân ấy ủ ấm cho nó.Nó nằm đấy thấy ấm áp và hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. Con mèo đi ngang nghe tiếng chim hót liền tới thám thính.Lần theo âm thanh con mèo phát hiện ra con chim nằm dưới đống phân,nó liền bới con chim ra ăn thịt.
-
-> Bài học xương máu:
1. Người ị vào mình chưa hẳn là kẻ thù của mình
2. Người kéo mình ra khỏi đống đống phân chưa hẳn là bạn mình
3. Và khi đang ngập ngụa trong đống phân thì tốt nhất là ngậm cái mồm lại.

BÀI HỌC 6:
Một con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi,chẳng làm gì cả. 1 con thỏ con nhìn thấy thế hỏi: Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không? Đại bàng trả lời: được chứ, sao không. Thế là con thỏ ngồi xuống nghỉ ngơi. Bỗng dưng 1 con cáo xuất hiện, vồ lấy ăn thịt con thỏ.

-- >Bài học xương máu:
Để được ngồi không chẳng làm gì anh phải ngồi ở trên cao, cao thật là cao.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

NHẬN THỨC ISO

BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000
TÌM HIỂU Ý NGHĨA ĐẰNG SAU NHỮNG CON SỐ

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO - International Organization for Standardization) được thành lập từ năm 1947, có trụ sở đặt tại Geneva - Thụy Sĩ. Đến hết năm 2007 đã trở thành một hội đoàn toàn cầu vững mạnh với hơn 175 quốc gia và các nền kinh tế là đơn vị thành viên. Năm 1977 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ISO với đơn vị đại diện là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ra đời vào năm 1987 nhưng đến năm Năm 1995, Tập đoàn APAVE (Pháp) là đơn vị tiên phong đưa các giải pháp quản lý (chất lượng, môi trường, thử nghiệm không phá hủy, tư vấn giám định độc lập...) vào Việt Nam, trong đó có ISO 9000.
Quả thật, ISO 9000 đã góp phần không nhỏ làm thay đổi sự lãnh đạo và quản lý các doanh nghiệp, thay đổi tư duy quản lý, kinh doanh của nhiều chủ doanh nghiệp, họ đã có tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh, làm ăn có bài bản, không theo kiểu trước mắt. Mặc dù gần 15 năm đưa vào xây dựng và áp dụng tại Việt Nam nhưng phần lớn doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều thắc mắc giữa những con số như: Tại sao có lúc là ISO 9000, 9001, 9001:2000, rồi 9001:2008 hay 9002, 9003.v.v. Đối với những ai chưa nắm vững và có nhu cầu tìm hiểu, chúng tôi xin được chia sẽ từ kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO tại Việt Nam, chúng tôi mong muốn mọi người khi xem qua thì một phần nào đó hiểu được ý nghĩa sau những con số đó là gì.
Hiện nay ISO đã soạn thảo và ban hành gần 20.000 tiêu chuẩn cho sản phẩm, dịch vụ, hệ thống quản lý, thuật ngữ, phương pháp…và đã có một quá trình phát triển phù hợp với từng thời khắc nhất định trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế toán cầu.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 lần đầu tiên vào năm 1987, sau lần soát xét đầu tiên vào năm 1994, bộ tiêu chuẩn này bao gồm 24 tiêu chuẩn với 3 mô hình đảm bảo chất lượng cơ bản (ISO 9001, ISO 9002 và ISO 9003) và một số tiêu chuẩn hướng dẫn...
Sau lần soát xét thứ hai vào năm 2000 bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được hợp nhất và chuyển đổi còn lại 4 tiêu chuẩn chính sau :
  • ISO 9000:2000 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
  • ISO 9001:2000 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
  • ISO 9004:2000 Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn cải tiến
  • ISO 19011 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý chất lượng và môi trường
Trong đó 3 mô hình đảm bảo chất lượng cơ bản (ISO9001, ISO 9002 và ISO 9003) không còn phù hợp.
Gần đây nhất vào tháng 11 năm 2008 bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã được soát xét lại trong đó có những thay đổi chính như sau:
  • ISO 9000:2005 Hệ thống QLCL - Cơ sở và từ vựng
  • ISO 9001:2008 Hệ thống QLCL - Các yêu cầu
  • ISO 9004:2009 Hệ thống QLCL - Quản lý cho sự thành công lâu dài của tổ chức -  Một cách tiếp cận quản lý chất lượng
  • ISO 19011:2002 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường
Như vậy đến năm 2009 bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã có các phiên bản mới và bao gồm các tiêu chuẩn hướng dẫn tương ứng như sau:
  • ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ bản và từ vựng
  • ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu
  • ISO 9004:2009 Quản lý cho sự thành công lâu dài của tổ chức -  Một cách tiếp cận quản lý chất lượng
  • ISO 10001:2007 Hệ thống quản lý chất lượng - sự hài lòng của khách hàng - Hướng dẫn về quy phạm thực hành đối với tổ chức
  • ISO 10002:2004 Hệ thống quản lý chất lượng - sự hài lòng của khách hàng - Hướng dẫn xử lý khiếu nại trong các tổ chức
  • ISO 10003:2007 Hệ thống quản lý chất lượng - sự hài lòng của khách hàng - Hướng dẫn giải quyết tranh chấp bên ngoài của tổ chức
  • ISO 10005:2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn đối với các kế hoạch chất lượng
  • ISO 10006:2003 Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn quản lý chất lượng trong các dự án
  • ISO 10007:2003 Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn quản lý cấu hình
  • ISO 10012:2003 Hệ thống Quản lý đo lường - Yêu cầu đối với quá trình đo lường và thiết bị đo lường
  • ISO / TR 10013:2001 Hướng dẫn đối với các tài liệu hệ thống quản lý chất lượng
  • ISO 10014:2006 Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn thực hiện trợ cấp tài chính và kinh tế
  • ISO 10015:1999 Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn đối với đào tạo
  • ISO 10019:2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn về việc lựa chọn nhà tư vấn hệ thống quản lý chất lượng và áp dụng
  • ISO 19011:2002 Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn đối với chất lượng và / hoặc hệ thống quản lý môi trường kiểm toán
Như vậy nói đến ISO 9000 chính là nói đến bộ tiêu chuẩn chung của hệ thống quản lý chất lượng, trong tiêu chuẩn áp dụng chính là tiêu chuẩn ISO 9001:2008 (phiên bản cũ là ISO 9001:2000), và những tiêu chuẩn hướng dẫn khác như trên
Nguồn: http://i-tsc.vn/index.php?ecommercevn=baiviet&id=354