Như trong bài trước "Nguyên tắc H-E" tôi có đề cập khái niệm POKA-YOKE.
POKA-YOKE là tên tiếng Nhật, còn được biết đến với tên gọi là "công cụ chống sai lỗi". Được phát triển bởi một nhà chất lượng tên là Shigeo Shingo.
Nguyên tắc của công cụ này nằm ở 3 điểm quan trọng sau:
- Phát hiện ra các lỗi xảy ra và các lỗi có nguy cơ xảy ra.
- Nhận dạng, phân định các lỗi này.
- Thiết lập một phương pháp để kiểm tra, ngăn ngừa sự sai lỗi trong quá trình.
Trong đó vấn đề thứ 3 là vấn đề hết sức quan trọng và có thể nói là cái tinh của POKA-YOKE. Để thiết lập được một hệ thống kiểm tra, phát hiện và chống sai lỗi đòi hỏi người quản lý và người sản xuất phải có trí tuệ, và sự sáng tạo.
Trình tự, cách thức để xây dựng POKA-YOKE.
- Xác định các lỗi xảy ra trong quá trình.
- Tìm kiếm một phương pháp để phát hiện ra các sai lỗi này (có nghĩa là khi sai lỗi có xảy ra thì phải được nhận biết ngày)
Vd: Đối với các loại xe tay ga đời mới, khi chúng ta chưa gạt chân chống lên thì không thể đề xe nổ máy được. Khi có lỗi là phát hiện liền.
- Cuối cùng là đưa ra một phương pháp thông minh để ngăn ngừa sự sai lỗi.
Chúng ta cần phải lưu ý là, một POKA-YOKE tốt khi đưa ra một phương pháp kiểm soát đơn giản, có khả năng ngăn ngừa sự cố lặp lại, chi phí rẽ tiền, dễ thấy, dễ sử dụng và bảo quản, bền, độ tin cậy cao.
Ví dụ: Trong quá trình thiết kế khuôn lắp ráp nhiều mảnh với nhau, khuôn đối xứng, thường nhà thiết kế sẽ tạo các chốt định vị để các mảnh này chỉ có thể lắp đúng mới sử dụng được, còn nếu lắp sai sẽ không ráp khuôn được. Đó là một POKA-YOKE đơn giản mà vô cùng hiệu quả.
Ví dụ: Trong qui trình sản xuất BĂNG CAO SU TÁCH XƯƠNG CÁ, công đoạn lên lớp bố thường sai sót do sai số lớp bố, khắc phục bằng cách dánh dấu từng vòng bố. Đó cũng là một POKA-YOKE.
Vâng, POKA-YOKE luôn luôn là quan trọng, nhất là trong hoạt động sản xuất thủ công, nhiều sai sót xảy ra về yếu tố con người, thiết bị...
Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011
Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011
Nguyên tắc HE trong quản lý
Trong công tác quản lý nói chung và quản lý chất lượng nói riêng thì bất kỳ một nhà quản lý giỏi nào cũng phải hiểu rõ và nắm bắt được ý nghĩa của thuật ngữ "HE".
"HE": Human Error, có nghĩa là "con người thì luôn luôn có sai sót". Quả thật như vậy, trong công tác sản xuất, yếu tố con người gây ra lỗi bao giờ cũng là một yếu tố khó kiểm soát nhất.
Do đó, trong công tác quản lý, chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng:
"Nếu bắt người ta nhớ, người ta sẽ quên"
"Không bắt người ta nhớ, người ta sẽ không quên"
Để khắc phục vấn đề này, đòi hỏi nhà quản lý phải có tư duy, có sự sáng tạo, làm thế nào mà người ta có muốn làm sai vẫn không được. Đây là một bài toán khó.
Ví dụ: Trong quy trình sản xuất băng cao su tách xương cá, công đoạn lên bao nhiêu lớp bố thường mắc sai sót, do công nhân thường đếm nhầm số vòng quay. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là, làm thế nào để công nhân có muốn đếm nhầm cũng vẫn không được.
Và để có lời giải đáp cho vấn đề trên, chúng ta có thuật ngữ: "Poka Yoke": Phòng chống sai lỗi (sẽ được trình bày trong phần sau).
"HE": Human Error, có nghĩa là "con người thì luôn luôn có sai sót". Quả thật như vậy, trong công tác sản xuất, yếu tố con người gây ra lỗi bao giờ cũng là một yếu tố khó kiểm soát nhất.
Do đó, trong công tác quản lý, chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng:
"Nếu bắt người ta nhớ, người ta sẽ quên"
"Không bắt người ta nhớ, người ta sẽ không quên"
Để khắc phục vấn đề này, đòi hỏi nhà quản lý phải có tư duy, có sự sáng tạo, làm thế nào mà người ta có muốn làm sai vẫn không được. Đây là một bài toán khó.
Ví dụ: Trong quy trình sản xuất băng cao su tách xương cá, công đoạn lên bao nhiêu lớp bố thường mắc sai sót, do công nhân thường đếm nhầm số vòng quay. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là, làm thế nào để công nhân có muốn đếm nhầm cũng vẫn không được.
Và để có lời giải đáp cho vấn đề trên, chúng ta có thuật ngữ: "Poka Yoke": Phòng chống sai lỗi (sẽ được trình bày trong phần sau).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)